Chức năng của thị trường ngoại hối là gì?

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội trên toàn thế giới, đã làm thức đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập, giao lưu, hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Bởi vì đa số mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng nên trong quá trình trao đổi, giao lưu, mua bán giữ các nước khác nhau sẽ làm hình thành nên việc trao đổi, sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán. Việc sử dụng ngoại tệ để mua bán, trao đổi này đã tạo nên thị trường ngoại hối đối với các nước. Vậy “chức năng của thị trường ngoại hối” là gì?, đặc điểm của thị trường ngoại hối ra sao?. Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của royalfxvn.com nhé.

Câu hỏi; Chào luật sư, hiện nay thì việc thanh toán quốc tế của nước ta diễn ra rất phổ biến, điều này đã làm cho thị trường ngoại hối của nức ta ngày càng mở rộng hơn. Tuy nhiên khái niệm hay chức năng của thị trường ngoại hối vẫn là điều xa lạ đối với nhiều người, Luật sư có thể cho tôi biết thêm một số thông tin về thị trường ngoại hối được không ạ??. Tôi xin cảm ơn.

Khái niệm thị trường ngoại hối

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình, do đó trong một hoạt động mua bán quốc tế, ít nhất phải có một bên tham gia sử dụng ngoại tệ. Nếu đồng tiền của các bên tham gia không đổi với nhau được thì họ thỏa thuận sử dụng đến một ngoại tệ chuyển đổi tự do để giao dịch, thường là USD. Ngoài ra, các bên có thể sử dụng các phương tiện thanh toán như giấy tờ có giá hay vàng có tiêu chuẩn quốc tế. Các phương tiện thanh toán quốc tế này được gọi là ngoại hối.

Ngoại hối là thuật ngữ dùng để chỉ ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ được dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước, khái niệm ngoại hối có thể có sự khác nhau.

Để thực hiện các giao dịch thanh toán, các bên phải đổi từ tiền tệ này sang tiền tệ khác. Để thực hiện việc chuyển đổi đó cần phải có một thị trường đó là thị trường ngoại hối.

Thị trường ngoại hối hỗ trợ thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách cho phép chuyển đổi tiền tệ. Ví dụ, nó cho phép một doanh nghiệp tại Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hóa từ các nước thành viên Liên minh châu Âu, đặc biệt là các thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu, và trả bằng đồng Euro, mặc dù thu nhập của doanh nghiệp đó là bằng đôla Mỹ. Nó cũng hỗ trợ đầu cơ trực tiếp trong giá trị của các tiền tệ, và carry trade, một dạng đầu cơ dựa trên sự chênh lệch lãi suất giữa hai loại tiền tệ.

Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động giao dịch ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ. Hay nói cách khác, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động mua bán, hao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị như ngoại tệ.

Chức năng của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:

–   Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục và mang tính toàn cầu nên đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của người mua, người bán.

– Chuyển đổi sức mua của đông tiền: Các doanh nghiệp và cá nhân thường được nắm giữ các loại tiền khác nhau và khi tham gia thị trường, nhu cầu chuyển đổi tiền tệ là rất lớn. Chẳng hạn, một nhà xuất khẩu Nhật Bản có thể bán ô tô Toyota cho một nhà nhập khẩu Brazil, nhà xuất khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán bằng đồng Yên Nhật Bản, đồng Cruso (Cruzeiros) Brasil hoặc đồng tiền của nước thứ ba như Đô la Mỹ. Để thanh toán được, nhà nhập khẩu phải tham gia thị trường ngoại hối để chuyển đổi tiền tệ.

– Cung cấp tín dụng: Nhu cầu tín dụng luôn luôn tồn tại do sự không cân bằng cung cầu vốn và các nhân tố khác trong sản xuất kinh doanh, do đó, cung cấp tín dụng và sử dụng tín dụng là tất yếu. Hầu hết các khoản tín dụng đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ nên cần phải thông qua thị trường ngoại hối.

– Giảm thiểu rủi ro hối đoái: Thị trường ngoại hối cung cấp những kỹ thuật “Tự bảo hiểm” (Hedging) để giảm thiểu rủi ro do biến động tỷ giá. Thị trường ngoại hối cũng cung cấp các phương thức giao dịch để giảm thiểu rủi ro đối với các khoản ngoại tệ đã nhận được hoặc sẽ nhận được của doanh nghiệp.

–   Thị trường ngoại hối là công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ. Chính phủ muốn khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại, chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp thông qua thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ vào… Mặt khác, nếu ngoại tệ lên giá quá cao so với nội tệ đến mức có thể tạo áp lực gây ra lạm phát, chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra để nâng giá đồng nội tệ lên.

–   Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ. Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối chủ yếu là giao dịch cho chính ngân hàng. Các ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá giữa các thị trường để thu lời qua việc mua ở thị trường này giá rẻ hơn và bán lại ở thị trường kia giá cao hơn. Không chỉ có các ngân hàng mà các tổ chức kinh tế và cá nhân cũng có thể thu lời thông qua hoạt động đầu cơ ngoại tệ.

–    Thị trường ngoại hối giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế. Các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho việc đầu tư vào thị trường có mức lãi dự tính cao. Các nhà xuất khẩu cho phép các nhà nhập khẩu khoảng thời gian thanh toán tối đa là 90 ngày và yêu cầu nhà nhập khẩu phải thanh toán tại phòng ngoại hối của ngân hàng thương mại mà nhà xuất khẩu có tài khoản. Kết quả, nhà xuất khẩu nhận được tiền đúng hạn và ngân hàng sẽ thu được khoản thanh toán khi đến hạn từ nhà nhập khẩu.

Đặc điểm thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối có những đặc điểm cơ bản sau:

–    Đối tượng mua bán là ngoại hối vốn đã mang yếu tố quốc tế.

–    Thị trường ngoại hối không nhất thiết có địa điểm giao dịch hiện hữu tập trung, mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau.

–    Xét trên phạm vi quốc tế thì thị trường ngoại hối là thị trường hoạt động 24/24h do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới. Chẳng hạn, khi thị trường khu vực châu Á đóng cửa thì thị trường khu vực châu Mỹ bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, xét trên giác độ thị trường ở mỗi quốc gia thì thị trường ngoại hối hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày gọi là ngày làm việc (working day).

Giờ giao dịch thay đổi tuỳ thuộc vào tập quán kinh doanh ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực, thị trường có thể giao dịch từ 9h sáng đến 3h chiều. Điều này liên quan đến việc tính ngày trong các giao dịch ngoại hối, từ đó để tính các mốc giao dịch như ngày kí kết hợp đồng, ngày giao nhận ngoại hối…

–    Giá cả hàng hóa trên thị trường ngoại hối chính là tỉ giá hối đoái được hình thành một cách linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường. Do vậy, thị trường hối đoái có tính nhạy cảm cao (biến động liên tục).

–    Thị trường ngoại hối là thị trường có tính chất toàn càu. Sự phát triển của hệ thống thông tin và công nghệ hiện đại giúp các giao dịch trên thế giới diễn ra nhanh chóng, khối lượng giao dịch lớn dẫn đến chi phí giao dịch thấp và hoạt động của thị trường trở nên hiệu quả.

–   Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng (interbank) với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại.

–   Đồng tiền sử dụng nhiều nhất frong giao dịch của thị trường ngoại hối là đồng Đô la Mỹ (USD), tiếp đến là các ngoại tệ mạnh khác như Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP),…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *