Trong giao dịch Forex nói riêng và tài chính nói chung thì việc quản lý vốn là quan trọng nhất, thậm chí còn hơn cả vấn đề phân tích vào lệnh vì có thể 9 lệnh bạn có điểm vào lệnh tốt mà chỉ cần 1 lệnh đi ngược lại những gì bạn mong muốn thì có thể khiến bạn cháy tài khoản nếu không có phương pháp quản lý vốn hợp lý.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số phương pháp quản lý vốn thường dùng trong giao dịch Forex cũng như là một số thị trường tài chính khác cũng có thể áp dụng.
Quản lý vốn là gì?
Quản lý vốn là tất cả những hoạt động liên quan đến kiểm soát số tiền bạn có trong tài khoản, các số tiền quyết định đưa vào trong việc thực hiện một giao dịch để trước tiên là bảo toàn số vốn đang có và sau đó mới là khiến cho nó sinh sôi nảy nở và việc giao dịch của bạn có lợi nhuận.
Huyền thoại đầu tư Warren Buffet đã từng nói rằng trong đầu tư thì nguyên tắc quan trọng nhất là đừng để mất tiền chứ không phải là lợi nhuận bao nhiêu. Vì vậy quản lý vốn là hoạt động phục vụ cho mục tiêu quan trọng nhất đó là không để mất tiền.
Trong đầu tư tài chính có đến trên 90% là người bị mất tiền và đó hầu hết là những người không thực hiện quản lý vốn một cách chặt chẽ.
Việc quản lý vốn bản chất của nó là một công việc nhàm chán và kỷ luật cho nên nhiều người không hứng thú với nó và chính vì thế mà số ít làm được thì chúng ta sẽ là những người thuộc số ít có thể chiến thắng.
Lợi ích mà quản lý vốn đem lại
Việc quản lý vốn nó không đơn thuần chỉ là giúp chúng ta bảo toàn khoản vốn đầu tư mà đó chỉ là mục đích cuối cùng, đi đối với việc quản lý vốn thì nó còn giúp ích chúng ta rất nhiều trong những khía cạnh khác.
Tăng cường sự kỷ luật và tỉ mỉ của bản thân
Bất cứ ai trong chúng ta cũng tồn tại sự lười biếng và vô kỷ luật cả, nhưng quan trọng là ai ép mình được vào trong sự kỷ luật và nguyên tắc thì người đó là người chiến thắng.
Những thứ mà chúng ta học để phân tích như là kiến thức về royalfxvn.com, các mẫu hình nến, các loại chỉ báo …. nó giúp chúng ta vào lệnh chuẩn hơn thế nhưng lại không giúp chúng ta nhiều trong việc thực hiện kỷ luật của bản thân.
Quản lý vốn chặt chẽ bạn sẽ phải luôn chú ý đến các con số liên quan đến tiền và những chỉ số về tài khoản trong khi thực hiện giao dịch. Do đó nó không phải là công việc hấp dẫn như khi chúng ta vào lệnh và có khả năng mang về lợi nhuận.
Nhưng chính những điều nhàm chán của quản lý vốn đó lại là thứ nền tảng và cơ sở để chúng ta có được lợi nhuận. Bởi vì đơn giản một điều trong đầu tư tài chính hay kinh doanh chúng ta cần có vốn thì mới có thể sinh ra lợi nhuận. Cho nên có thể nói vốn chính là cha đẻ của lợi nhuận.
Nếu không giữ được vốn thì cũng không thể nghĩ đến việc có lợi nhuận được.
Sự tỉnh táo và tự tin trong việc vào lệnh
Khi bạn đã có một chiến lược quản lý vốn chặt chẽ thì chắc chắn là việc giao dịch của bạn sẽ đạt được sự thoải mái và tự tin nhất định.
Khi chúng ta đang trong một khuôn khổ kỷ luật thì mọi thứ dường như đang trong sự kiểm soát của bản thân bạn và việc phân tích vào lệnh cũng sẽ được tỉnh táo và sáng suốt hơn, không có một sự vồ vập hay nóng vội nữa.
Tránh bị chi phối bởi tâm lý và cảm xúc trong giao dịch
Sự quản lý vốn được thực hiện chặt chẽ thì nó giống như cái neo để giữ cảm xúc của bạn được ổn định trong giao dịch.
Chúng ta đều biết rằng cảm xúc của con người là rất thất thường, buồn vui lẫn lộn và rất nhiều những cảm xúc khác. Khi mà bạn bị cảm xúc chi phối như vậy thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và khả năng nhạy bén của mình trong phân tích và giao dịch.
Nếu bạn không đề ra những nguyên tắc về quản lý vốn thì đôi khi một lệnh thắng khiến bạn trở nên kiêu ngạo hay là quá tự tin, xung mãn và muốn thắng nhiều hơn. Hoặc nếu thua lỗ một lệnh thì đôi khi cũng làm bạn hoang mang và nôn nóng muốn gỡ lại vốn.
Những điều đó rất dễ khiến bạn ngay lập tức trở thành con bạc và lao vào giao dịch một cách điên cuồng không quy tắc.
Kết quả như nào thì chắc là các bạn cũng có thể hình dung ra được.
Trong khi có quản lý vốn thì bạn thua một lệnh thì bạn sẽ có cách nhìn nhận vấn đề một cách vô cùng nhẹ nhàng và lệnh thua là một phần không thể thiếu trong bất cứ hệ thống giao dịch nào.
Bên cạnh đó thì khi thắng lệnh bạn cũng không nổi lòng tham và biết dùng lại đúng lúc. Trong cuộc sống này cũng như vậy, đôi khi phía trước thành công lại là vực sâu khi mà chúng ta quá tự tin về chính mình một cách thái quá. Trong binh pháp cũng hay nhắc đến cụm từ “Kiêu binh thì tất bại”.
Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý vốn
Sau đây là một số nguyên tắc trong quản lý vốn mà chúng ta cần thực hiện:
Hãy nhớ đặt Stop loss
Có thể nhiều người không hề thích dùng Stop loss cho lệnh giao dịch một chút nào vì tâm lý chung là không chấp nhận một lệnh bị thua lỗ.
Khi giao dịch mà không có đặt stop loss thì bạn có thể gia tăng số lệnh thắng nhưng thị trường không ai có thể đoán trước được điều gì và không ai có thể luôn luôn đúng.
Như đã nói từ ban đầu thì dù bạn có đúng 9 lệnh nhưng chỉ cần sai 1 lệnh mà không có Stop loss thì thành quả của 9 lệnh thắng trước đó cũng tan thành mây khói.
Khoảng dừng lỗ và khối lượng tuân thủ quản lý vốn
Trong giao dịch thì không phải lúc nào những khoảng dừng lỗ cũng là như nhau mà sẽ có lệnh thì bạn có khoảng dùng lỗ là 20 Pip nhưng cũng sẽ có lệnh thì khoảng dừng lỗ là 30 Pip chẳng hạn.
Khi đó chúng ta cũng cần phải thay đổi khối lượng giao dịch để làm sao đảm bao cho một lệnh nếu thua lỗ thì mất bao nhiêu % vốn như trong quy tắc quản lý vốn đã đề ra, chẳng hạn như là mất 1% vốn.
Các bạn có thể sử dụng công cụ Tính khối lượng giao dịch vào lệnh tại đây để hỗ trợ cho tính toán khối lượng giao dịch hợp lý.
Đặt mục tiêu lợi nhuận thấp
Thông thường chúng ta kỳ vọng lợi nhuận quá cao và đó vô tình như sợi dây bóp nghẹt chúng ta và gây thêm áp lực. Chúng ta thường kỳ vọng lợi nhuận phải đạt hàng chục % mỗi tháng.
Nhưng nếu như chúng ta đặt chỉ tiêu thấp hơn một chút thì nó sẽ đỡ bị áp lực về chỉ tiêu và khi mà chúng ta thoải mái về tinh thần thì thường lại đem đến kết quả vượt ngoài mong đợi.
Đối với những tài khoản số vốn nhỏ bạn có thể đặt chỉ tiêu lợi nhuận 10 % mỗi tháng, còn đối với những tài khoản số vốn lớn thì có thể chỉ là 2-3% mỗi tháng là hợp lý.
Nếu chúng ta nắm bắt và tuân theo tôn chỉ thực hiện lãi kép thì nó sẽ là con số không tưởng về lâu dài, dẫu biết rằng nó lãi kép là một sự lý tưởng hoá mà có thể khó thực hiện được trong thực tế nhưng chỉ cần áp dụng được một phần là bạn cũng có thể có kết quả ngoài mong đợi.
Đặt ra các con số cụ thể
Trong quản lý vốn thì chúng ta luôn phải có các con số cụ thể và rõ ràng chứ không thể nào là những quy tắc chung chung chẳng hạn như không vào quá nhiều lệnh thì phải cụ thể là bao nhiêu lệnh là tối đa.
Sau đây là một vài những con số mà bạn cần chú ý đặt ra một cách rõ ràng như sau:
- Số Maximum Drawdown mục tiêu là bao nhiêu?
- Số lệnh mở cùng lúc tối đa là bao nhiêu?
- Tỷ lệ lệnh thắng mục tiêu là bao nhiêu?
- Lợi nhuận kỳ vòng là bao nhiêu?
- Thua bao nhiêu lệnh liên tiếp thì dừng lại và nghỉ ngơi?
- Mục tiêu một ngày/tuần/tháng giao dịch bao nhiêu lệnh?
- Đỏn bẩy là bao nhiêu?
- …..
Các phương pháp quản lý vốn thường gặp
Sau đây là một số phương pháp quản lý vốn thường được các trader áp dụng trong công việc giao dịch Forex nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Chúng ta cũng cần chú ý là những phương pháp sau đây chủ yếu là phương pháp sử dụng vốn để vào lệnh còn đúng nghĩa của công việc quản lý vốn đó là chúng ta còn thực hiện rất nhiều công việc khác như đã nêu ở trên.
Quản lý vốn theo quy mô tăng trưởng vốn
Đây là cách quản lý vốn mà chúng ta sẽ chia nhỏ vốn ra thành các phần bằng nhau. Ta sẽ sử dụng những phần vốn bằng nhau đó để giao dịch như thông thường.
Chẳng hạn như mỗi phần là 1% vốn. Khi chúng ta giao dịch thắng ở một cặp tiền nào đó thì ở lệnh sau chúng ta sẽ cộng dồn lại và tăng số vốn có thể sử dụng cho lệnh tiếp theo.
Nó có thể là tăng lên 2% vốn vì giả sử lệnh thắng trước đó bạn đã mang về lợi nhuận là 2% vốn với tỷ lệ Reward:Risk là 2:1. Bạn sẽ trích ra 1% lợi nhuận cùng với 1% vốn như giao dịch một lệnh thông thường để tăng vốn ban đầu lên thành 2%.
Như thế thì chúng ta có thể sẽ tăng nhanh được quy mô vốn thay vì cứ cố định mãi là 1% của số vốn ban đầu.
Quản lý vốn theo bình quân giá
Cách quản lý vốn này chúng ta còn gọi là gồng lỗ. Tuy nhiên đây không phải là cách mà royalfxvn.com khuyến khích các bạn sử dụng vì đơn giản là nó không sử dụng Stop loss.
Khi ta vào một lệnh mua nhưng giá lại giảm và khiến lệnh giao dịch ở trong trạng thái thua lỗ. Mà chúng ta biết đặc điểm của giá đó là luôn có sự dao động lên xuống.
Cho nên lúc này chúng ta xác định làm sao để hướng đến mục tiêu hoà vốn vì coi như lệnh đầu tiên chúng ta thua do đã âm nặng.
Ý tưởng ở đây là tận dụng nhưng con sóng hồi tăng lên và chúng ta sẽ vào tiếp tục một lệnh Buy nữa.
Khi đó thì nếu giá tăng lên thì lênh Buy vào sau sẽ có lợi nhuận và lệnh đầu tiên cũng sẽ giảm được một phần lỗ. Đến một ngưỡng nào đó thì một lệnh lời và một lệnh lỗ sẽ cân bằng nhau và chúng ta có thể đóng tất cả các lệnh và đạt được mục tiêu “cứu” lệnh thua ban đầu.
Nếu như sau khi vào lệnh Buy thứ hai mà giá vẫn tiếp tục giảm sâu thì chúng ta có thể vào lệnh thứ 3, thứ 4…
Điều nguy hiểm với phương pháp này đó là những cú hồi giá tăng lên chưa chạm đến ngưỡng hoà vốn thì nó đã quay đầu giảm tiếp, như thế càng ngày chúng ta sẽ vào thêm càng nhiều lệnh và đến một thời điểm nào đó số vốn đang có không còn có thể chịu đựng được số âm nữa.
Rồi chúng ta sẽ bị cháy tài khoản nếu không tiếp tục nạp tiền vào để cứu lệnh. Đây rõ ràng là một biện pháp quản lý vốn không khôn ngoan.
Vào lệnh và quản lý vốn theo Fibonacci
Chúng ta biết rằng các con sóng hồi thường sẽ về các ngưỡng Fibonacci rồi đảo chiều về xu hướng chính. Thay vì theo như cách giao dịch royalfxvn.com là chúng ta chờ một mô hình nến rõ ràng cho tín hiệu giao dịch rồi vào lệnh thì nhiều người sẽ đặt lệnh một cách bị động đó là theo các ngưỡng Fibonacci.
Chẳng hạn như người ta đặt một lệnh ở ngưỡng 38.2, một lệnh ở ngưỡng 50, một lệnh ở ngưỡng 61.8, ….
Các lệnh ở ngưỡng 50 sẽ tăng số vốn vào lệnh so với số vốn ở lệnh 38.2, và ở ngưỡng 61.8 sẽ tăng số % vốn vào lệnh so với lệnh ở ngưỡng 50%.
Giả sử ở ngưỡng 38.2 chúng ta dùng 1% vốn thì lệnh ở 50 chúng ta dùng 1.5% vốn, lệnh ở ngưỡng 61.8 chúng ta dùng 2% vốn để như vậy sẽ nhanh chóng đạt được điểm hoà vốn hơn so với đặt cố định là 1% vốn.
Đây cũng là cách quản lý vốn mà Học royalfxvn.com không khuyến khích sử dụng, về cơ bản nó cũng là một dạng nâng cao hơn của cách gồng lỗ nêu trên.
Quản lý vốn theo phương pháp Victor
Đây là cách quản lý vốn theo phương pháp cộng dồn lệnh thua. Tức là nếu như lệnh đầu tiên bạn đánh 1% vốn mà bạn bị thua thì lênh thứ 2 bạn sẽ đánh cộng thêm 1% vốn nữa là thành 2% vốn ban đầu.
Khi đó nếu như lệnh thắng thì chúng ta vừa lấy lại được số tiền đã mất ở lệnh đầu tiên và còn có thêm lợi nhuận. Giả sử lệnh đầu nếu thắng với tỷ lệ 2:1 thì chúng ta có lợi nhuận tương đương 2% vốn.
Nhưng lệnh thứ hai chúng ta thắng thì chúng ta được lợi nhuận tương đương 4% vốn ban đầu, trừ đi 1% đã thua lỗ ở lệnh đầu tiên thì chúng ta được 3% vốn tiền lợi nhuận.
Nếu như lệnh thứ hai tiếp tục thua thì chúng ta sẽ dùng 3% vốn cho lệnh tiếp theo. Lúc này 2 lệnh trước chúng ta mất 3% vốn. Nếu lệnh thứ 3 thắng thì chúng ta đem về 6% lợi nhuận trên vốn và từ đi 3% thua lỗ của 2 lệnh trước chúng ta cũng sẽ dư ra 3% tiền lợi nhuận.
Với cách làm này nếu như bạn cứ thua liên tiếp thì số vốn cũng sẽ nhanh chóng bị thổi bay cho nên chúng ta phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
Phương pháp quản lý vốn Martingale
Đây là phương pháp quản lý vốn rất nổi tiếng đó là phương pháp quản lý lệnh bằng cách gấp thếp theo cấp số nhân 2.
Ví dụ lệnh đầu tiên bạn dùng 1% vốn, nếu bạn thua thì lệnh sau chúng ta dùng 2% vốn, nếu tiếp tục thua thì lệnh thứ 3 chúng ta dùng 4% vốn. Cứ thế chúng ta nhân lên.
Tuy nhiên đây cũng là cách giao dịch và quản lý vốn mà có thể thổi bay tài khoản của bạn nhanh nhất nếu như nó thua lỗ khoảng 6 lần liên tiếp, đến lệnh thứ 7 bạn không còn có thể tiếp tục thực hiện theo phương pháp đó nữa và tài khoản chỉ còn hơn 30% vốn mà thôi.
Cách quản lý vốn này cũng thường được các con bạc áp dụng và các bạn biết đấy, chẳng có con bạc nào thắng được dài lâu cả.
Cho nên phương pháp quản lý vốn theo Martingale này cũng chỉ là mang tính tham khảo và nếu bạn muốn trở thành một trader chuyên nghiệp thì royalfxvn.com khuyên các bạn không sử dụng phương pháp này.
Lời khuyên của royalfxvn.com
Ở trên royalfxvn.com đã chia sẻ cho các bạn một số phương pháp quản lý vốn mà chúng ta thường nghe đến trong giới tài chính.
Tuy nhiên đối với royalfxvn.com thì đó chỉ là những kiến thức tham khảo để chúng ta có thêm kiến thức, tầm nhìn bao quát về thế giới tài chính.
Các bạn là những độc giả của royalfxvn.com và luôn mong muốn các bạn có hướng đi đúng đắn nhất và thực tiễn nhất chứ không phải theo các lý thuyết sáo rỗng.
Khi bạn nạp vào số tiền vốn ban đầu là bao nhiêu thì bạn sẽ giao dịch cố định theo tỷ lệ % của số vốn đó. Giả sử bạn nạp tiền số vốn đầu tiên là 1000$.
Bạn giao dịch 1% mỗi lệnh thì có nghĩa là mỗi một lệnh bạn được phép thua lỗ 10$ và mục tiêu lợi nhuận là 2% (20$) hoặc là 3% (30$).
Cứ như thế và dù cho khi bạn có lợi nhuận là số dư của bạn tăng lên là 1200$ chẳng hạn thì bạn vẫn cứ giao dịch với số tiền thua lỗ cố định là 1% của 1000$ vốn ban đầu.
Tại sao lại như vậy? Bởi con số1200$ lúc này không được coi là vốn mà nó là vốn + lợi nhuận. Giống như trong kinh doanh vậy, số vốn bỏ ra ban đầu phải tắch biệt với lợi nhuận.
Số tiền lợi nhuận đó hàng tháng các bạn hãy rút về để chúng ta nhìn thấy thành quả của mình.
Chỉ đến một lúc nào đó bạn quyết định tăng quy mô vốn lên là 2000$ chẳng hạn thì lúc đó 1% rủi ro cũng sẽ tăng lên là 20$. Giống như công ty tăng vốn điều lệ vậy.
Còn ở chiều hướng xấu đó là bạn thua lỗ liên tiếp và chạm đến ngưỡng Maximum Drawdown chẳng hạn thì chúng ta cần phải biết dừng lại và luyện tập Demo cũng như hoàn thiện lại hệ thống giao dịch của mình mà không nên lao đầu vào giao dịch bán sống bán chết.
Đó mới chính là cách quản lý vốn bền vững nhất ở khía cạnh sử dụng vốn để vào lệnh. Và như đã nói thì quản lý vốn còn rất nhiều khía cạnh khác mà bạn cần phải hoàn thiện cho bản kế hoạch giao dịch của mình.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ chi tiết của royalfxvn.com về những phương pháp quản lý vốn trong giao dịch tài chính nói chung và Forex nói riêng.
Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn tổng quản hơn về công việc quản lý vốn, những lợi ích mà nó mang lại cũng như là tư duy quản lý vốn làm sao cho số vốn của chúng ta được lâu bền nhất, như thế nó mới có thể sinh ra tiền cho bạn một cách bền vững.