Khối lượng trong Forex – Hữu dụng hay vô ích

Là một trader, chúng ta đều luôn tìm kiếm công cụ nào đó hữu ích để tăng xác suất chiến thắng khi giao dịch trên thị trường. Đối với một trader theo trường phân tích kỹ thuật, ngoài dữ liệu về giá, khối lượng giao dịch là thứ tối quan trọng thứ hai để góp phần vào sự thành công. Với chứng khoán, khối lượng là công cụ quan trọng không thể bàn cãi, muốn phân tích được thị trường, trader phải nhìn vào giá lẫn khối lượng. Có một câu nói hay trên thị trường mà tôi sưu tầm được “Khối lượng được ví như nước, không có nước thì mọi loài cá đều chết, kể cả cá mập”. Câu nói này đủ để thấy khối lượng hay thanh khoản quan trọng đến việc giao dịch của chúng ta như thế nào.

Nhưng đối với Forex – một đại dương vô cùng rộng lớn thì dĩ nhiên khối lượng giao dịch không thành vấn đề. Mặt khác, do thị trường Forex là thị trường OTC phi tập trung, nên thanh khoản mà chúng ta được tiếp cận là không chính xác, nó chỉ là tick volume không phải là volume thật. Với hai lý do trên, nhiều trader kháo nhau rằng, giao dịch Forex không nên xem khối lượng làm gì, vì có xem cũng vô ích mà thôi, nó không chính xác như chứng khoán. Vậy quan điểm đó có đúng không? Volume có thật sự là vô ích hay nó là món quà giá trị mà bấy lâu nay chúng ta không hề biết? Hôm nay tôi sẽ thảo luận với các bạn về vấn đề này.

KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH GIỮA CÁC BROKER CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG ?

Đầu tiên, chúng ta sẽ so sánh dữ liệu khối lượng giữa các broker, vì nếu khối lượng là không chính xác thì dữ liệu của hai broker sẽ khác nhau một trời một vực.

Nhưng khi tải dữ liệu khối lượng từ hai broker lớn là OANDA và Dukascopy, sau đó tổng hợp lại và so sánh chúng trong một giai đoạn dài thì kết quả là chúng giống nhau đến 90%.
Rõ ràng, nếu dữ liệu khối lượng có sự sai lệch, thì không thể có chuyện hai sàn không liên quan nhau cung cấp dữ liệu giống nhau được.

CÓ MỘT NƠI TỔNG HỢP GẦN NHƯ TOÀN BỘ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG FOREX

Một câu hỏi đặt ra, các định chế lớn, những dòng tiền lớn, có khi nào họ giống chúng ta giao dịch mà không cần dùng đến Volume. Không thể nào, không những họ dùng, mà còn dùng Volume cao cấp hơn chúng ta biết nữa. Như vậy họ lấy đâu ra?

Có một tổ chức gọi là CLS, đây là một định chế tài chính chuyên cung cấp khối lượng giao dịch trên thị trường Forex cho các khách hàng của mình. Mặc dù Forex là thị trường phi tập trung, nhưng các công ty hầu như đều lấy dữ liệu ở CLS làm công cụ để giao dịch và quản lý rủi ro.

Tôi sẽ không nói nhiều về CLS, nhưng các bạn hiểu đại khái là tổ chức này có liên kết với các ngân hàng trung ương ở các nước có đồng tiền được niêm yết trên thị trường FX (khoảng 18 ngân hàng trung ương). Do đó, nó có khả năng tổng hợp được toàn bộ giao dịch mua ra bán vào từ các ngân hàng trung ương và tạo thành một dữ liệu thống nhất theo thời gian cụ thể mà khách hàng yêu cầu.

Đủ để thấy tuy không hoàn toàn đếm hết tất cả các giao dịch trên thế giới như CLS cũng đã bao phủ gần hết giao dịch.

Vậy bây giờ chúng ta cùng so sánh dữ liệu khối lượng thực của CLS và dữ liệu tick volume của một broker như Oanda xem như thế nào nhé: ​

Các bạn thấy đó, tuy không hoàn toàn khác nhau, ví dù gì OANDA vẫn chỉ là một phần nhỏ, nhưng rõ ràng chúng chạy cùng chiều với nhau, cùng tăng và cùng giảm trong hầu hết các thời gian.

Để nhìn rõ hơn, chúng ta xem biểu đồ so sánh độ chênh lệch theo tỷ lệ giữa hai nguồn dữ liệu:

Có sự khác nhau, nhưng độ tương quan rất cao. Chúng ta có thể kết luận rằng khối lượng giao dịch ở một số broker như OANDA tương đối đúng và có giá trị để giao dịch.

THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI, NƠI KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH LÀ THẬT

Nếu bạn vẫn chưa tin là khối lượng giao dịch trên thị trường FX có thể sử dụng được, chúng ta so sánh thêm với thị trường tương lai – một thị trường tập trung, và dĩ nhiên khối lượng của nó là cực kỳ thật. Để xem volume ở thị trường tương lai và thị trường FX có gì sai lệch không nhé.

Ở Forex, tôi lấy cặp AUDUSD ở sàn OANDA để so sánh, còn ở thị trường tương lai (Futures) tôi lây dữ liệu của hợp đồng Australian Dollar Future (6A) của CME. Hai đối tượng này giống như vì cùng là mua bán đồng AUD nhé. Cùng xem kết quả:

Nó không quá khác nhau đúng không? Dĩ nhiên là không thể khớp từng milimet, nhưng sự lên xuống của nó thì giống nhau chứ không giống như những gì chúng ta nghĩ Volume ở FX đều sai hết.

Dựa vào ba trường hợp so sánh trên, đủ để thấy, khối lượng giao dịch – thanh khoản – volume trên thị trường FX là tương đối chính xác và dĩ nhiên là đủ tiêu chuẩn để trader sử dụng như một công cụ phân tích không thể thiếu. Qua bài sau, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng volume khi giao dịch FX.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *